Mũ bảo hiểm: Cách làm việc và các tiêu chuẩn hoạt động.

Bài viết này tôi sẽ chỉ cho các bạn những điều cần biết về một chiếc mũ bảo hiểm, nó hoạt động ra sao và các tiêu chuẩn chất lượng như thế nào?

Vì sao cần sử dụng mũ bảo hiểm? Như các bài trước tôi đã ghi, mũ bảo hiểm hay đồ bảo hộ có tác dụng chính là bảo về người sử dụng khỏi các va chạm khi người điều khiển xe gặp tai nạn. Bạn không thể ngăn được những tai nạn, đôi khi nó là họa vô đơn chí; nhưng bạn hoàn toàn có thể chủ động trong việc giảm thiểu tối đa khả năng thương tích của mình khi va chạm xảy ra.

Không một chiếc mũ nào có thể chắc chắn rằng nó sẽ bảo vệ đầu bạn khỏi mọi tác động từ bên ngoài vào. Đội một chiếc mũ tốt nhưng không đủ có thể giúp bạn giảm thiểu được việc chấn thương sọ não, nhưng còn khuôn mặt, hàm răng, mũi, xương…thì không thể chắc chắn nếu chỗ đó không được mũ che phủ.

bhiem

An toàn là một sự thỏa hiệp – thỏa hiệp giữa sự cố gắng của người và chất lượng đồ bảo hộ. Chiếc mũ càng to, càng nặng thì nó càng tốt trong việc bảo vệ bạn khỏi các tai nạn, va chạm khi xảy ra. Ngay từ chiếc quai mũ, nếu nó chắc chắn, nó sẽ giúp mũ giữ lại ở trên đầu ngay cả khi va chạm mạnh. Chiếc mũ bảo hiểm được thiết kế để bảo vệ bộ não con người trong một lực va chạm nhất định. Nhưng, chuyện gì xảy ra nếu não của một vài người quá nhạy cảm hoặc thiếu đi khả năng chịu thay đổi hay thậm chí, bộ não ấy đã từng bị tổn thương trong quá khứ và bây giờ lại đau thêm lần nữa? Những chiếc mũ thông thường với các tiêu chuẩn bình thường không được tạo ra cho các trường hợp này.

Vậy, chiếc mũ bảo hiểm hoạt động ra sao?

Não con người có thể bị chấn thương do tác động bên ngoài vào, hiển nhiên rồi, hoặc do độ lắc quá mạnh của đầu – là lúc não thì đứng yên mà mạnh máu cũng như dây thần kinh bị chấn động. Những mạnh máu cũng như dây thần kinh trong não di chuyển loạn lên trong đầu, dẫn tới việc ức chế dây thần kinh và có thể vỡ mạch máu.

Mũ bảo hiểm được thiết kế để xử lý lực tác động lớn thường chứa một lớp bọt có thể chịu được va chạm. Khi bạn ngã và đâm một bề mặt cứng, phần bọt của mũ bảo hiểm bị đập, kiểm soát năng lượng va chạm và kéo dài thời gian dừng của đầu của bạn khoảng 6/1000 giây (6 ms) để giảm tác động đỉnh điểm để não. Lực quay và áp lực bên trong có thể sẽ được giảm bằng cú đập.

Trong một thử nghiệm của phòng thí nghiệm, đồ thị của năng lượng tác động não thể hiện mức độ va đập, với một đường cong mịn kéo dài hơn 6ms cho mũ bảo hiểm tốt

c1

và một cành lớn như hình dưới đây cho một đầu để trần.

c2

Khoảng một nửa con đường lên đỉnh đó là nơi tổn thương não vĩnh viễn bắt đầu. (Đây là trong điều kiện tác động trực tiếp vào đầu khi không di chuyển mà ngã)

Bọt dày hơn là tốt hơn, cho đầu của bạn nhiều hơn những khoảng trống và mili giây để dừng lại. Nếu bọt là 15mm dày nó rõ ràng là chỉ dừng bạn lại trong một nửa khoảng cách của một bọt dày 30mm. Nguyên tắc cơ bản của vật lý, khoảng cách càng ngắn thì lực tác động càng nhiều, bất kể loại bọt “kì diệu” đó là gì. Bớt đi một chút bọt dày cũng có thể là tốt, tuy nó có thể hấp thụ được lực nhanh hơn, nhưng nếu dày hơn, nó có thể chịu được lực đập mạnh hơn. “Tỷ lệ nhạy cảm” lí tưởng của bọt thể hiện sự tự điều chỉnh của nó khi gặp các tác động, làm cứng lên cho những lần đập mạnh và cứng vừa trong một cú đâm vừa phải hơn.

Nhưng, một chiếc mũ bảo hiểm dày, không phải lúc nào cũng tốt. Phải thừa nhận rằng, với một chiếc mũ bảo hiểm dày, việc bị low – slide (trượt khiến cho người ngã ma sát với mặt đường) sẽ an toàn hơn. Nhưng khi va trạm trực tiếp, thì người sử dụng nên hiểu rõ hơn vấn đề: chiếc mũ có mút dày không có nghĩa là lúc nào cũng tốt. Việc va trạm đó sẽ khiến cổ và đầu bạn chịu lực rất lớn. Mút dày thì cứng hơn, và gần đầu hơn. Nghĩa là tỷ lệ đầu bạn bị mút truyền lực cho cao hơn. Việc này rất dễ gây nên chấn thương ở cỗ, hoặc thậm chí làm tổn thương tới não nếu lực va đập quá mạnh. Vì vậy, các nhà sản xuất thường sản xuất ra các loại mũ dành cho các tốc độ di chuyển khác nhau, và mỗi loại mút mũ sẽ có các đặc tính khác nhau.

Các miếng lót mềm trong mũ bảo hiểm có tác dụng duy nhất là tăng độ thoải mái khi sử dụng mũ. Các lực tác động quá mạnh nên các miếng lót cho dù có dày dặn cũng là vô dụng khi có va chạm. Ở đa số mũ bảo hiểm, lớp vỏ nhựa bên ngoài không chỉ giúp đỡ lực, nó còn là lớp quan trọng giúp cố định phần bọt xốp trong lúc trấn động. Giúp chiếc mũ có thể trượt trên bề mặt va chạm mà không gây tổn hại tới lớp bọt cũng như cố định lớp bọt để ôm trọn bảo vệ đầu người sử dụng. Trong trường hợp va chạm ở tốc độ cao, mũ bảo hiểm càng tròn càng tốt hơn vì nó trượt được nhiều hơn, đồng nghĩa với ít ma sát nên sẽ tạo sát thương ít hơn. Quai mũ lúc này có nhiệm vụ đảm bảo cho chiếc mũ luôn trên đầu bạn, chiếc mũ càng vừa thì cảm nhận về độ nguy hiểm bạn đang gặp phải càng thấp.

c3

Mũ tròn an toàn hơn

Các loại bọt trong một số mũ bảo hiểm có thể chịu va đập nhưng không bao giờ hồi phục. Nếu bạn đập một mũ bảo hiểm được làm bởi bọt polystyrene thông thường, các loại bọt sẽ bị nứt vỡ và bạn không thể sử dụng nó một lần nữa. Nếu mũ bảo hiểm được thực hiện cho khúc côn cầu hay trượt ván nó có bọt squishy chậm phục hồi được gọi là bọt nitrat butyl, hoặc có lẽ là bọt polypropylene cao cấp. Hoặc là sẽ phục hồi chậm sau một cú đánh và có thể được tái sử dụng. Mũ bảo hiểm xây dựng là ok miễn là vỏ không bị nứt và hệ thống bọt này không bị hư hỏng.

Các loại mũ bảo hiểm có vẻ như không thể phân biệt với hầu hết người tiêu dùng, và bạn không thể kiểm tra việc bảo vệ tác động trừ khi bạn có một phòng thí nghiệm và sẵn sàng để phá hỏng các đội mũ bảo hiểm. Vì vậy, ngành công nghiệp sử dụng các tiêu chuẩn để định mức độ thể hiện.

Tiêu chuẩn của mũ bảo hiểm là gì?

Tiêu chuẩn xác định của các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm cho mũ bảo hiểm được kết hợp với mục đích sử dụng. Nếu một chiếc mũ bảo hiểm có thể vượt qua các bài kiểm tra cho một môn thể thao hay hoạt động, nó cung cấp sự bảo vệ đầy đủ. Một chiếc mũ bảo hiểm xây dựng sẽ không vượt qua được bài kiểm tra mũ bảo hiểm xe đạp. Một chiếc mũ bảo hiểm xe đạp sẽ không vượt qua được bài kiểm tra cho mũ bảo hiểm xe máy. Một mũ bảo hiểm sport sẽ không vượt được kiểm định của Dirt và ngược lại. Không ai trong số chúng cung cấp sự bảo vệ chống lại các mảnh đạn trừ khi đó là yêu cầu của một chiếc mũ bảo hiểm quân sự.

Tiêu chuẩn cũng định rõ các xét nghiệm khác cho các thông số như độ mạnh dây đeo, cấu hình vỏ, chất lượng kính, tỷ lệ phủ đầu phải được cung cấp, tùy thuộc vào hoạt động. Đối với motor, thường sẽ có 3 tiêu chuẩn chính và thông dụng: DOT (của Mỹ), ECE (của Châu Âu) và SNELL (toàn cầu)

DOT: là chữ viết tắt của “Department of Transportation”, với tiêu chuẩn số 228 thuộc liên đoàn an toàn Motor (của Mỹ), và là tiêu chuẩn tối thiểu phải có để một chiếc mũ bảo hiểm được phép lưu hành ở Mỹ

DOT là tiêu chuẩn nhằm phục vũ chính các phương tiện giao thông lưu hành trên phố mà thôi. Còn nếu để trải nghiệm off-road, chúng ta đừng nên quá tự tin với DOT vì nó là chưa đủ. DOT là tiêu chuẩn được kiểm định bởi Cục quản lý An toàn Cao tốc Quốc gia (Mỹ) bằng cách lựa chọn ngẫu nhiên trong một lô sản phẩm để test và cường độ chịu lực của mũ. Thường thì vì lý do trên, các nhà sản xuất dành cho thị trường Mỹ sẽ đáp ứng đủ tiêu chuẩn và in chữ DOT ngay sau các mũ bảo hiểm.

Tiêu chuẩn DOT được xác định dựa trên 4 khía cạnh: độ giảm lực khi tác động, độ hấp thụ lực, kháng lực tác động trực tiếp và độ ổn định của hệ thống cấu tạo mũ.

Ngoài ra, chiếc mũ đảm bảo chất lượng còn có yêu cầu với tầm nhìn lớn hơn 105o từ điểm giữa của kính, các chi tiết trên mũ không được lồi quá 5mm so với bề mặt mũ.

Bài kiểm tra của chiếc mũ theo tiêu chuẩn DOT bao gồm:

Chiếc mũ được thả từ tự do từ một độ cao nhất định, sao cho lực tác động khi chạm đất đạt đủ tiêu chuẩn chất lượng (cái này không được công bố để chống nhà sản xuất đối phó).

Chiếc mũ được đặt dưới một vật nặng trong một khoảng thời gian nhất định. Yêu cầu độ ổn định và không hỏng hóc của chiếc mũ qua 2 vòng: vòng 1: vật nặng 22,7 kg trong vòng 30s; vòng 2, vật nặng 136kg trong 120s. Điều này chính là thể hiện độ bền bỉ và độ ổn định của hệ thống bảo vệ trong mũ.

c4

ECE 22.5: đây là chữ viết tắt của Ủy ban Kinh tế châu Âu, được thành lập từ 1958 bởi Liên hợp Quốc. 22.5 chính là điều luật được ban hành cho việc kiểm định chất lượng

ECE là tiêu chuẩn chất lượng được chấp nhận trên 47 quốc gia trên toàn thế giới, tương đồng với DOT trên một vài khía cạnh.

Các bài kiểm tra cho tiêu chuẩn ECE 22.5 tương tự DOT, nhưng khác nhau về chỉ số. So với 400G ở bài test rơi tự do thì với ECE chỉ là 275G, điều khác biệt nữa là lực tác động trong các bài test của ECE là trên khắp tất cả bề mặt mũ, k chỉ đỉnh mũ hoặc cằm. Ngoài ra, có những bài test giống DOT là để vật nặng lên mũ, nhưng ở ECE, vật nặng lên tới 63kg với yêu cầu mũ không được biến dạng dù chỉ một chút.

Về bài kiểm tra sự ổn định, ECE yêu cầu cho chiếc mũ rơi tự do ở độ cao 0.75m với trọng lượng bên trong là 10kg (thường là giả định chiếc đầu ma – nơ – canh ở bên trong và được thắt quai mũ an toàn), nếu chiếc mũ k bị biến động trên 35mm thì được coi là đạt tiêu chuẩn. Không chỉ ở chất lượng xốp và nhựa, ECE còn yêu cầu độ ổn định và an toàn ngay từ chiếc cai quài, dây cài của mũ. Chiếc khóa cài mũ sẽ được kiểm tra với test lực tác động, chiếc dây được kiểm tra với bài test ma sát.

Một trong các yêu cầu cao hơn ở ECE so với DOT chính là bài kiểm tra về mài mòn khi low – slide. Chiếc mũ đạt yêu cầu là khi trong bài test, độ mài mòn của mũ cũng như tất cả mọi thứ trên bề mặt mũ không quá 2mm.

Không giống với DOT, ECE được yêu cầu ngay từ khi sản xuất. Những chiếc mũ đầu tiên trong giây truyền sản xuất đều được test ECE và sau đó nếu đạt yêu cầu, chúng mới được sản xuất hàng loạt.

Thường thường, mũ bảo hiểm được bán ở châu Âu đều có tiêu chuẩn ECE theo nó.

c5

SNELL: viết tắt của tổ chức Snell memorial foundation, được thành lập năm 1957 với mục đích là kiểm định độ an toàn của mũ bảo hiểm. SNELL là tiêu chuẩn còn cao hơn cả mức độ an toàn mà chính phủ các nước đề ra cho mũ bảo hiểm. Khi một chiếc mũ bảo hiểm được sản xuất, SNELL thường được các hãng mũ danh tiếng tìm đến để xin thử nghiệm với các bài test của họ. Nếu vượt qua hết các bài kiểm tra, chiếc mũ sẽ được gắn mác SNELL và nhà sản xuất có thể tự tin vượt qua mọi bài kiểm tra khác về mũ bảo hiểm.

Trong bài kiểm tra SNELL, họ dựa trên 5 khía cạnh chính tạo nên độ an toàn của chiếc mũ bảo hiểm.

Ngoài các tiêu chuẩn gần như tương đồng với DOT và ECE, SNELL còn có một số bài test khá là khắc nghiệt:

Thả một vật nặng 3kg từ độ cao 3m xuống trực tiếp mũ. Nếu như có lực tác động xuyên qua mũ (chạm tới đầu người đang đội) thì như vậy là không đạt yêu cầu.

Thả một vật nặng 5kg xuống đúng giữa cằm mũ, nếu chiếc cằm lõm hơn 60mm hoặc biến dạng thì ngay lập tức, chiếc mũ bị loại bỏ.

Một bài test khác là buộc một vật nặng 4kg ở sau mũ, sau đó thả cho mũ rơi với góc nghiêng 135o. Chiếc mũ sẽ có chiều hướng rơi sao để bật vật nặng ra ngoài. Bài test sẽ được tiếp diễn khi vật xoay 180o và đầu chiếc mũ sẽ va chạm. Chiếc mũ thất bại là khi trong bài test, nó bật ra khỏi đầu người gắn trong đó.

c6

Tại sao những vụ tai nạn không thể được ngăn chặn?

Phòng cháy hơn chữa cháy, hiển nhiên rồi, tốt nhất chúng ta hãy lái xe một cách an toàn và giữ bộ đồ bảo hộ lành lặn còn hơn là test thử độ chuẩn xác của nó trong trường hợp thực tế. Chiếc mũ cho dù bảo vệ bạn đúng được như chức năng của nó hay không, thì những bộ phận còn lại trên cơ thể bạn cũng khó có thể lành lặn nếu một tại nạn xảy ra. Không có bất kì một lời biện bạch nào có thể chấp nhận cho người đi xe máy khi mà gây ra tai nạn được ngoài lý do kỹ năng kém, và trường hợp đang đứng im bị đâm vào. Một nguyên tắc chung mà biker nên nhớ rằng: Tiên trách kỷ, hậu trách nhân. Nếu chúng ta không đi nhanh, nếu chúng ta kiểm soát xe tốt thì liệu có bao giờ ngã?

Đường phố nói chung, đặc biệt là đường ở Việt Nam mình đầy những cạm bẫy chết người. Cạm bẫy đó có thể do khách quan mang lại như bào mòn thời tiết, khí hậu khiến nhựa đường giãn nở… nhưng mà chủ quan là chính do cách con đường nó được tạo nên. Ngoài ra, còn một bộ phận cực kỳ lớn ý thức kém chấp hành giao thông trong văn hóa giao thông Việt Nam. Gần 9000 người thiệt mạng năm 2014 vì tai nạn giao thông. Như vậy, tốt nhất chúng ta nên kiềm chế bản thân, đi từ từ bình tĩnh. Để khi nhìn lại, ít nhất có thể nói: chúng ta giữ được cái mũ không bị xước bao giờ, vẫn nguyên zin là tốt rồi.

trích nguồn :https://motorcuocsong.wordpress.com/2015/08/18/mu-bao-hiem-cach-lam-viec-va-cac-tieu-chuan-hoat-dong/